Nấm âm đạo là bệnh gì?

Nấm âm đạo là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách trị tại nhà

Bạn có bao giờ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín mà không rõ nguyên nhân? Liệu bạn có biết rằng một trong những biểu hiện phổ biến bị nhiễm nấm âm đạo? Hãy cùng tìm hiểu về nấm âm đạo và những dấu hiệu nhận biết mà bạn không nên bỏ qua nhé.

Nấm âm đạo là bệnh gì?

Nấm âm đạo là một tình trạng nhiễm nấm do sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong âm đạo, gây ra cảm giác kích ứng, ngứa ngáy và nóng rát ở vùng kín.
Candida là một loại nấm men tự nhiên tồn tại trong cơ thể con người, chủ yếu xuất hiện trong đường ruột, miệng và âm đạo. Khi nấm men này duy trì sự cân bằng trong cơ thể, nó không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, khi sự cân bằng này bị phá vỡ, nấm Candida có thể phát triển quá mức và gây ra nhiễm nấm vùng kín.
Phụ nữ có thể bị nấm âm đạo tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, thường gặp nhất sau tuổi dậy thì và trước khi mãn kinh.

Nguyên nhân

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng trong cơ thể, nhưng chúng cũng có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Việc thiếu vi khuẩn có lợi khiến nấm men không bị kiểm soát và có thể sinh sôi, gây nhiễm trùng.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Sự thay đổi của hormone có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Điều này thường xảy ra trong quá trình mang thai, khi sử dụng thuốc tránh thai, hoặc khi có những thay đổi tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát

Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, nó có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn trong cơ thể, bao gồm cả những vi khuẩn trong nước tiểu. Điều này có thể tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men.

Hệ miễn dịch suy yếu

Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như bệnh nhân HIV/AIDS hoặc những người đang điều trị bằng hóa trị và xạ trị, dễ bị nhiễm nấm âm đạo hơn do cơ thể không đủ khả năng chống lại sự phát triển của nấm men.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng dung dịch vệ sinh có hoạt tính mạnh, tắm bồn nước quá nóng, và không thay đồ lót thường xuyên có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển. Việc sử dụng băng vệ sinh quá lâu hoặc kém chất lượng, mặc đồ lót quần áo chật và không thoáng khí cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Quan hệ tình dục không an toàn, không bảo vệ cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng nhiễm nấm âm đạo.

Nguyên nhân nhiễm nấm âm đạo
Nguyên nhân nhiễm nấm âm đạo

Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Đừng chủ quan khi cảm thấy bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ ở cơ thể bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi bị nấm âm đạo:

  • Cảm giác ngứa, kích ứng, nóng rát, đỏ và sưng ở âm đạo và vùng âm hộ (phần ngoài của cơ quan sinh dục nữ).
  • Cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Đau nhức âm đạo, đau khi quan hệ tình dục.
  • Khí hư có dạng đặc, màu trắng, không có mùi, giống như phô mai.
  • Những vết nứt nhỏ hoặc vết rách trên da âm hộ.

Mách bạn cách phòng ngừa

Để phòng ngừa nguy cơ bị nấm âm đạo, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Hạn chế mặc quần tất bó, đồ lót chật hoặc quần jean quá dày.
  • Tránh thụt rửa sâu, vì việc này có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hương liệu, như xà phòng hoặc băng vệ sinh có mùi.
  • Tốt nhất nên tránh tắm nước quá nóng.
  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết, tránh tự ý dùng thuốc cho các bệnh do virus gây ra.
  • Không nên giữ quần áo ướt như đồ bơi hay đồ tập quá lâu, thay ngay khi có thể.
  • Đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định nếu bạn bị tiểu đường.
  • Chọn đồ lót từ chất liệu thoáng khí, thay đổi đồ lót thường xuyên.
  • Hạn chế quan hệ tình dục không bảo vệ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể bằng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để cải thiện khả năng miễn dịch, tránh tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Cách trị nấm vùng kín nữ tại nhà

Nấm ấm đạo hiện nay là một bệnh phụ khoa phổ biến gây khó chịu cho phái nữ, một số chị em có thể cảm thấy xấu hổ khi tìm đến bác sĩ. Vì vậy chị em có thể có thể tham khảo các biện pháp chữa trị tại nhà sau đây để cải thiện tình trạng trên.

Giấm táo

Giấm táo có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Candida. Bạn có thể pha loãng một thìa giấm táo với nước và uống mỗi sáng, nhưng không nên bôi giấm trực tiếp lên âm đạo vì có thể gây kích ứng.

Axit boric

Thuốc đạn đặt âm đạo chứa axit boric giúp điều trị các trường hợp nhiễm nấm men tái phát. Tuy nhiên, do tính mạnh của nó, axit boric chỉ nên dùng khi các phương pháp nhẹ hơn không hiệu quả.

Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng nấm tự nhiên và có thể giúp ức chế sự phát triển của Candida. Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida, mặc dù không thể điều trị hoàn toàn nấm âm đạo. Vitamin C trong nước ép cũng hỗ trợ hệ miễn dịch.

Tỏi

Tỏi và dầu tỏi có tính chất chống nấm, có thể hỗ trợ trong việc tiêu diệt Candida. Bạn có thể bổ sung tỏi tươi vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường khả năng chống nấm.

Probiotics

Probiotics giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm nấm men. Sữa chua Hy Lạp hoặc thực phẩm bổ sung probiotics có thể là lựa chọn tốt.

Dầu cây trà

Tinh dầu cây trà có khả năng diệt nấm và có thể giúp điều trị nấm âm đạo. Thuốc đạn âm đạo chứa tinh dầu cây trà đã được nghiên cứu và có thể là một lựa chọn hiệu quả.

Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể dễ dàng chống lại nhiễm trùng nấm men. Bổ sung vitamin C qua thực phẩm (cam, quýt, bưởi,…) hoặc viên uống sẽ giúp nâng cao sức đề kháng.

Cách trị nấm vùng kín nữ tại nhà
Cách trị nấm vùng kín nữ tại nhà

Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Nếu tình trạng nấm âm đạo không cải thiện hoặc tái phát, chị em nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về nấm âm đạo và cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn và đừng quên chia sẻ cho chị em, bạn bè và người thân để cùng nhau nhận diện và phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả hơn nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Add to cart